Vừa nhìn thấy dâu út, bố chồng đã trút hết nỗi lòng nhưng tôi hiểu rằng chị dâu không sai, chỉ là có phần thẳng thắn và thật lòng.
Chồng tôi có một người anh trai 40 tuổi mới lập gia đình, trong khi con tôi đã học cấp 2 thì con của anh ấy mới chỉ 3 tuổi. Sau khi sinh con, chị dâu đã quyết định ở nhà chăm sóc gia đình.
Hai tuần trước, trong một buổi trò chuyện, chị dâu rất ngạc nhiên khi biết bố chồng có thu nhập lên đến 60 triệu/tháng. Chị cho rằng với mức lương cao như vậy, chắc chắn bố sẽ hỗ trợ vợ chồng tôi nhiều hơn, điều này giúp chúng tôi có thể chăm sóc ông tốt hơn trong suốt hơn 10 năm qua.
Không muốn nói xấu về bố chồng, tôi chỉ cười gượng và gật đầu đồng tình với lời nói của chị dâu. Ngay sau đó, chị dâu đã chỉ trích rằng vợ chồng tôi không chăm sóc ông chu đáo, thường xuyên cho ông ăn muộn và không đúng bữa, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của ông.
Chị dâu khẳng định rằng với thời gian ở nhà, chị có thể nấu những món ăn ngon và chăm sóc bố chồng tốt hơn, vì vậy chị muốn phụng dưỡng ông đến cuối đời. Lo sợ chị dâu sẽ thay đổi ý định, tôi đã đồng ý ngay. Sau đó, chúng tôi đã thảo luận với bố chồng và tôi nói rằng chị dâu thấy tôi chăm sóc ông vất vả nên muốn đưa ông về nhà chị một thời gian. May mắn thay, bố chồng không phản đối và kế hoạch của chị dâu đã thành công.
Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tuần sống cùng chị dâu, bố chồng đã quyết định quay về. Vừa đặt túi quần áo xuống giường, ông đã bực bội nói:
“Bố không ngờ con dâu cả lại tham lam đến vậy, đòi quản lý thẻ ngân hàng của bố. Bố phải góp mỗi tháng 5 triệu cho tiền ăn và 7 triệu cho chi phí phục vụ. Bố đã sống với vợ chồng con hơn 10 năm nay, mỗi tháng chỉ góp có 3 triệu cho tiền ăn, giờ lại phải góp thêm. Nếu dâu cả không nuôi được thì về sống với dâu út.”
Ông đã mắng dâu cả một hồi rồi quyết định mang đồ về. Nhân cơ hội này, tôi cũng đã bày tỏ nỗi lòng mà bấy lâu nay tôi giấu kín, sợ rằng nếu nói ra sẽ bị bố chồng ghét bỏ. Tôi nói rằng tiền của bố là để chăm sóc bản thân, vì giá thực phẩm ngày càng tăng. Nếu bố không chủ động góp thêm tiền ăn, thì không con dâu nào dám đòi hỏi.
Với số tiền lớn như vậy, nếu không sử dụng hết, sau này cũng sẽ để lại cho con cháu. Tôi nghĩ rằng nếu con cái chăm sóc bố, thì bố nên góp tiền ăn theo giá thị trường và cộng thêm công chăm sóc nữa. Như vậy, bố sẽ không mang tiếng sống phụ thuộc vào con cái và con cái cũng có trách nhiệm hơn.
Nếu không có con cái chăm sóc, bố sẽ phải thuê người giúp việc, điều này sẽ tốn kém hơn mà chất lượng phục vụ không thể bằng con cái. Chị dâu đang nuôi con nhỏ, kinh tế khó khăn nhưng có nhiều thời gian chăm sóc tốt cho bố. Tôi khuyên ông quay lại nhà chị dâu sống và đưa cho chị ấy 20 triệu để được chăm sóc tốt tuổi già.
Sau khi nghe lời phân tích của tôi, bố chồng đã hiểu ra và quyết định quay lại sống với chị dâu. Nhưng tôi không biết liệu ông có thực sự bỏ ra 20 triệu hay lại chỉ sống vài bữa rồi quay về nhà tôi.
Chồng tôi không hề hay biết vợ phải chịu đựng ấm ức như thế nào cho đến khi chị dâu mất tích.
Thực lòng mà nói, mẹ tôi không phải là một bà mẹ chồng xấu tính hay ác nghiệt, chưa bao giờ chèn ép con dâu tệ hại như trong các bộ phim. Tuy nhiên, mẹ tôi lại có tật ăn nói không khéo, thường làm mất lòng người khác và cả người nhà.
Gia đình tôi đã nhiều lần khuyên mẹ nên tiết chế lại, chỉ nói khi cần thiết và suy nghĩ kỹ trước khi thốt ra điều gì với mọi người xung quanh. Giờ mẹ cũng đã lớn tuổi, nếu cứ ăn nói lung tung thiếu suy nghĩ thì chắc chắn sẽ có lúc ân hận.
Mẹ tôi cũng nhận ra nhược điểm của bản thân là ăn nói thiếu khôn khéo, nhưng bà lại sĩ diện nên thường át lời khuyên của người khác đi cho đỡ ngại. Nhiều lần mẹ đã vướng phải thị phi do cái miệng hại cái thân, nhưng mãi vẫn không chịu rút kinh nghiệm.
Người chịu tổn thương nhiều nhất từ cách ăn nói của mẹ tôi chính là chị dâu – vợ của anh cả. Sự giao tiếp kém tinh tế của mẹ cũng là một phần lý do khiến anh trai thứ hai của tôi không dám kết hôn. Anh ấy sợ rằng nếu cưới vợ, vợ tương lai cũng sẽ rơi vào tình cảnh giống chị dâu, luôn buồn phiền vì những lời nói vô ý của mẹ chồng.
Anh cả rất muốn ra ở riêng nhưng chị dâu đang mang thai 8 tháng, nên cả nhà khuyên cứ ở lại để có người hỗ trợ chăm sóc em bé. Khi nào cháu cứng cáp hơn thì anh chị có thể dọn đi, không ai phản đối việc đó cả.
Tuy nhiên, hôm nay anh cả đã quyết định xách vali đi luôn. Tất cả chỉ vì một câu nói vô tình của mẹ tôi, khiến chị dâu bỏ đi mà vẫn chưa tìm thấy.
Chuyện là chiều qua, chị dâu nhờ tôi chở đi siêu âm, gần đến ngày sinh nên chị có chút hồi hộp. Tháng nào chị cũng đi khám thai đều đặn, và thật may mắn, sức khỏe của cả hai mẹ con đều rất tốt.
Sau khi khám xong, chị rủ tôi đi làm hồ sơ sinh ở bệnh viện phụ sản lớn nhất thành phố. Trên đường về, tôi chở chị đi mua thêm đồ ăn, sữa và thuốc bổ. Bác sĩ đã dặn chị dâu phải ăn uống thật tốt trong giai đoạn cuối thai kỳ để có sức khỏe tốt khi sinh.
Khi về đến nhà, mẹ đang nấu cơm trưa. Bà hỏi chúng tôi đi đâu, tôi vui vẻ đưa cho mẹ xem hình siêu âm 3D của em bé. Nó là con trai, sắp chào đời nên rất hiếu động trong bụng mẹ. Trộm vía, thằng bé có cái mũi cao giống chị dâu, chân tay cũng dài, bác sĩ khen kiểu gì cũng đẹp trai cao ráo.
Sau khi xem xong, mẹ tôi hỏi về thuốc bổ mà cả túi to thế. Tôi khoe đó là thuốc bổ cuối cùng dành cho chị dâu, vì chỉ còn hơn tháng nữa là chị lâm bồn, nên giờ cố gắng tẩm bổ nốt. Nhìn mẹ nhíu mày vẻ không vui, tôi chưa kịp đoán ra bà nghĩ gì thì bà đã buột miệng nói với chị dâu một câu khiến ai nấy đều nín lặng.
– Sao con đi khám thai nhiều thế. Tháng nào cũng siêu âm định kỳ, mà mẹ thấy có cần thiết đâu. Ngày xưa mẹ chửa đẻ 3 anh em nó chẳng có soi xét gì hết. Đồ ăn ngon còn chẳng có, toàn ngô khoai mót ở ruộng với chuối ổi ở quê mà 3 đứa vẫn ra đời to khỏe. Cứ phụ thuộc vào mấy thứ máy móc soi chiếu nhiều hại sức khỏe, chả để làm gì mà lại tốn tiền của chồng.
Chị dâu giọng hơi nghẹn, gượng gạo đáp lại mẹ tôi.
– À bác sĩ nói con uống thêm canxi cho đỡ chuột rút tê bì tay chân. Con mua bằng tiền của con mẹ ạ, tiền của chồng con cất riêng để đẻ xong nuôi em bé, con có đụng vào tí nào đâu.
Mẹ tôi vẫn chẹp miệng mở từng lọ thuốc ra xem, lắc đầu chê con dâu bày vẽ không biết tiết kiệm. Mẹ than rằng thời buổi bây giờ đang khó khăn, vài trăm nghìn cũng quý, thế mà con dâu chi hẳn tiền triệu chỉ để mua vài lọ thuốc thì đúng là lãng phí.
Nhìn chị dâu mắt đỏ ửng sắp khóc, tôi vội xen vào cắt lời mẹ ngay. Có thể bà không có ý xấu gì nhưng cách nói vẫn khó nghe như mọi khi. Kiểu gì chị dâu cũng tủi hờn, vì nguyên cả thai kỳ của chị là mẹ tôi liên tục cấm cản đủ thứ. Ăn uống hàng ngày cũng đạm bạc, bởi mẹ tôi cứ lôi kinh nghiệm chửa đẻ ngày xưa ra để bắt chị dâu phải theo. Anh cả và tôi thường xuyên lén lút mua thêm đồ ăn ngoài cho chị. Có khi đêm hôm phải nháy nhau giấu trà sữa với chân gà mang vào phòng ngủ cho chị ăn đỡ nghén.
Chuyện siêu âm định kỳ là việc chính đáng, không hiểu sao mẹ tôi lại nâng cao quan điểm lên thành tốn kém tiền bạc. Mỗi lần khám thai cũng chẳng đáng bao nhiêu, anh cả chưa kêu ca gì thì mẹ tôi lại làm chị dâu buồn lòng như thế.
Rồi sáng hôm sau, cả nhà nháo nhào lên vì không thấy chị dâu đâu. Anh cả gọi chị mấy chục cuộc đều tắt máy, nhắn tin chị không xem. Chị cũng chẳng về bên nhà ngoại, đồng nghiệp trên công ty nói hôm nay chị xin nghỉ phép. Đến chiều vẫn không liên lạc được với vợ, anh trai tôi khó chịu đến phát điên.
Anh cả hỏi mọi người xem gần đây trong nhà có chuyện gì xảy ra không. Tôi đang đắn đo nghĩ xem có phải chị dâu giận mẹ vụ khám thai không thì mẹ lại buột mồm tự khai trước. Mẹ bảo chắc nó dỗi chuyện phí tiền siêu âm thôi, nghe xong anh tôi liền bật dậy ngay lập tức.
Tôi sợ mẹ lại nói thêm những câu khiến anh tức giận nên đành tóm tắt lại cho anh hiểu, cố gắng giảm tránh lời mẹ đã nói với chị dâu. Anh tôi vốn đã phật lòng vì mẹ toàn cho con dâu mang bầu ăn ít, bây giờ còn mọc ra vụ không thích con dâu đi khám thai nhiều lần nữa. Anh ấy biết vợ nhạy cảm, chắc tủi thân quá không chịu được nên mới bỏ đi mất tích.
Lo lắng chị dâu xảy ra chuyện nên anh cả cầm cốc chén ném vỡ toang. Tôi hoảng sợ ngồi im thin thít, chỉ có bố với anh hai đứng lên can ngăn mẹ với anh cả cãi nhau. Kết cục anh cả tức đỏ mắt nên xách vali đi luôn, tuyên bố không quay về nhà nữa. Giờ này vẫn chẳng biết chị dâu lành dữ thế nào, mẹ tôi cũng hối hận nên cứ tự trách bản thân mãi. Giá mà mẹ biết kiềm chế hơn thì có lẽ sự việc không đi đến nước này…
Tôi chỉ muốn giãi bày nỗi lòng của con dâu út trong gia đình mà tình yêu và sự công bằng dường như luôn nghiêng về một phía. Dù biết rằng dâu cả và dâu út có số phận riêng, nhưng nỗi ấm ức này, tôi biết phải giải tỏa thế nào cho nguôi? Gia đình chồng tôi có hai người con trai….