Mẹ chồng xin lỗi con dâu sau một tuần bị chỉ trích

Những lời nói của mẹ chồng như một nhát dao đâm vào trái tim tôi, xóa tan những nỗ lực và tình cảm mà tôi đã dành cho gia đình bà trong suốt 5 năm qua.

Tôi đã trở thành con dâu trong gia đình chồng được 5 năm, và trong suốt thời gian đó, tôi luôn cố gắng hết mình để chăm sóc cho gia đình chồng. Là con trai duy nhất trong nhà, chồng tôi không chỉ là người gánh vác mà còn là người mà tôi phải hỗ trợ trong mọi công việc từ giỗ chạp đến lễ Tết. Các chị em gái của chồng thường chỉ ghé qua một chút rồi lại vội vã rời đi, có người thậm chí cả năm chỉ về nhà được ba lần.

Khi về làm dâu, tôi không ngại khó khăn, luôn sẵn sàng làm mọi việc. Những điều chưa biết, tôi chủ động hỏi để không làm sai ý của mẹ chồng. Dù gia đình không khá giả, tôi vẫn không để bố mẹ chồng ở tuổi 70 phải lo lắng hay phải đóng góp tiền bạc cho con cái. Tất cả chi phí sinh hoạt trong nhà, từ tiền điện đến tiền nước, tôi và chồng đều bàn bạc để đóng đủ, mặc dù ông bà có lương hưu.

Đồ đạc trong nhà hỏng, tôi luôn là người đứng ra chi tiền để sửa chữa. Tôi nghĩ rằng, khi đã sống trong nhà chồng, thì đó cũng là nhà của mình, nên tôi phải có trách nhiệm với mọi thứ.

Trước đây, vào ngày mùng 1 và ngày Rằm, mẹ chồng chỉ thắp nén nhang qua loa, nhưng từ khi tôi về, tôi đã chăm chút cho bàn thờ, bày biện đầy đủ hoa quả. Ngày giỗ, mẹ chồng thường làm mâm cơm đơn giản, nhưng tôi thì không. Tôi luôn cố gắng bày biện nhiều món ăn và còn phát lộc cho hàng xóm.

Chồng tôi rất hiểu và luôn cảm phục sự tận tâm của tôi. Anh ấy biết rằng tôi không chỉ lo toan việc cơm nước mà còn chăm sóc mọi người trong gia đình, từ bố mẹ chồng đến con cái.

Tuy nhiên, trong mắt mẹ chồng, tôi vẫn chỉ là một người con dâu “không được chọn”. Trước đây, bà đã chọn cho chồng tôi một người phụ nữ khác, có vẻ môn đăng hộ đối hơn, nên khi anh lấy tôi, bà rất bức xúc. Chỉ vì con trai kiên quyết, bà không còn cách nào khác.

Video đang HOT

Bà luôn cho rằng tôi là người ăn nói bỗ bã, thiếu tinh tế. Thực ra, tôi không phải là người giả tạo hay vòng vo, tôi thích nói thẳng những gì mình nghĩ. Nhưng có lẽ bà không thể chấp nhận sự thẳng thắn đó. Tôi quan niệm rằng trong nhà có việc gì thì nên nói thẳng với nhau, tránh những hiểu lầm không đáng có.

Hôm đó, khi tôi đi làm về, tôi nghe mẹ chồng nói chuyện với hàng xóm rất to. Bà bảo: “Con Hằng người ở quê, lấy được thằng Trung là phúc của nó. Có mấy cô gái quê mà lấy được trai phố, nhà mặt đường lớn, 4 tầng. Nếu thằng Trung không lấy cái Hằng thì giờ có khi nó đã thành ông này ông nọ rồi ấy chứ. Mấy cô mê nó đều là con nhà giàu. Nói chung, so về gia thế, học thức, ngoại hình, cái Hằng nó không xứng với thằng Trung nhà tôi”.

Tôi cảm thấy rất ức chế. Tôi không biết người ngoài nhìn nhận tôi như thế nào, nhưng hiện tại, tôi là người gánh vác gia đình này. Còn bố mẹ chồng hay chồng tôi chỉ có cái nhà to thôi, thu nhập của chồng cũng không hơn tôi là mấy.

Tôi biết mẹ chưa hài lòng về mình, nhưng việc nói với hàng xóm như vậy chẳng khác nào hạ thấp giá trị gia đình mình. Tôi bước vào nhà, vẫn chào hỏi các bác hàng xóm bình thường và không quên nhắc mẹ chồng một câu: “Mẹ chê con dâu thế các bác ấy lại nghĩ con xấu xa lắm”.

Vì tổn thương, tôi quyết định về nhà ngoại một tuần để tĩnh tâm lại. Tôi để các con cho chồng và ông bà nội chăm sóc. Trong suốt thời gian đó, mẹ chồng nhiều lần gọi điện nhưng tôi không nghe máy. Bà chỉ có thể nói chuyện với bố mẹ đẻ của tôi.

Sau đó, bà cùng chồng tôi phải về tận quê tôi để nói chuyện. Bà xin lỗi vì đã nói xấu con dâu và thừa nhận đã nói hơi quá. Bà nói, thật ra trong lòng không nghĩ tôi không xứng đáng mà chỉ là tiện miệng khi nói chuyện với hàng xóm.

Từ hôm tôi đi, nhà cửa lộn xộn. Mẹ chồng lo giỗ tới đã mời họ hàng, xóm làng sang, phải nấu hơn 5 mâm cỗ mà tôi không về bà không quán xuyến được.

Mẹ chồng cũng thừa nhận rằng bà biết tôi chăm chỉ, chịu khó, lo liệu mọi chuyện như ý nhưng tôi nói năng thẳng thắn quá khiến bà nhiều khi phật lòng. Tối hôm xảy ra chuyện, bà chê bai tôi với hàng xóm là vì tôi với bà vừa tranh luận về việc nấu cỗ hay đặt cỗ trong ngày giỗ. Mẹ chồng khăng khăng nấu còn tôi thì chỉ thích đặt cho tiện nên mới khiến bà bực bội, dẫn đến việc nói xấu con dâu.

Tôi cũng nói mẹ nên rút kinh nghiệm, chuyện trong nhà không hài lòng thì nên nói thẳng với nhau, mang ra ngoài nói không hay. Nếu mẹ thực sự không hài lòng, chúng tôi sẽ xin ra ngoài ở riêng.

Nghe tôi nói, mẹ chồng cũng hiểu và rút kinh nghiệm. Bà mong tôi lên chăm sóc các cháu vì bà không cáng đáng được.

Nghĩ đi nghĩ lại, vợ chồng tôi cũng không thể bỏ nhau. Tôi cũng không thể bỏ được gia đình này, huống hồ mẹ chồng đã về tận nơi xin lỗi.

Hôm sau, tôi quyết định về lại nhà chồng. Từ hôm đó, mọi thứ khác hẳn. Thái độ của mẹ chồng cũng không còn khó chịu như trước, lúc nào cũng vui vẻ, cười nói, không khí gia đình trở nên ấm áp hơn.

Trước hôm Rằm tháng Giêng, tôi gọi điện về nhờ mẹ chồng làm mâm cỗ cúng giúp, mẹ con tôi xin ở thêm, đợi con khỏi ốm hẳn thì về.

Nào ngờ, mẹ chồng liền “chốt” một câu khiến tôi nghẹn đắng.

Rằm tháng Giêng đã qua nhưng hiện tại, tôi đang rất ấm ức vì bị mẹ chồng đối xử một cách bất công và quá cay nghiệt. Suốt hơn 3 năm về làm dâu, dù chịu bao cay đắng, tủi hờn khi sống cùng mẹ chồng nhưng tôi vẫn luôn nhẫn nhịn.

Lý do là tôi yêu chồng và không muốn anh khó xử khi phải đưa ra sự lựa chọn giữa mẹ và vợ. Thế nhưng, lần này, mọi thứ đã vượt quá giới hạn chịu đựng của tôi. Tôi không biết cuộc hôn nhân của mình sắp tới sẽ đi đâu về đâu.

Tôi là người miền núi lấy chồng về ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi quen nhau khi cùng làm nhân viên trong một công ty cách nhà chồng không xa. Lúc tôi phát hiện có em bé và hai đứa quyết định kết hôn, tôi vấp phải sự phản đối của mẹ người yêu, cũng là mẹ chồng tôi bây giờ.

Bà chê nhà tôi nghèo, ở vùng sâu vùng xa, lo tôi làm gánh nặng cho con trai bà. Ngày ấy, vì có chồng nhất quyết bảo vệ tôi và đứa con trong bụng đến cùng nên mẹ chồng mới chịu xuống nước, cho chúng tôi tổ chức đám cưới. Thế nhưng mọi thủ tục đều rất sơ sài, làm cho có.

Chính vì có ác cảm với tôi ngay từ đầu nên những ngày sau đó, mẹ chồng luôn kiếm cớ để hạ thấp tôi. Tôi làm gì cũng phải báo cáo với bà. Đúng ý không sao, hễ trái ý mẹ chồng liền bị bà mắng nhiếc đủ đường.

Hàng tháng, tôi đều gửi tiền sinh hoạt phí cho mẹ chồng nhưng đi đâu, bà cũng nói như thể, tôi là kẻ ăn bám và “may mắn” khi từ miền núi xa xôi được làm dâu ở đồng bằng. Vì vậy, bà luôn nhắc đi nhắc lại với tôi rằng phải biết thân biết phận không thì sẽ “trả về nơi sản xuất”.

Tôi sinh con, mẹ chồng áp đặt hết từ việc đẻ ở đâu, đặt tên là gì cho đến khi ở cữ, chăm sóc con nhỏ như thế nào. Nhiều lúc mâu thuẫn, nhẫn nhịn mẹ chồng không được, tôi nói với chồng đưa con lên thành phố thuê nhà trọ rồi cả nhà rau cháo nuôi nhau.

Biết chuyện, mẹ chồng liền mắng tôi té tát. Bà đi rêu rao khắp làng trên xóm dưới rằng tôi là đứa con dâu bất hiếu, lòng dạ ác độc khi cố tình chia rẽ gia đình bà, để bà phải hưu quạnh lúc về già. Vậy là tôi lại phải cắn răng chịu đựng mẹ chồng hết lần này đến lần khác mà không biết tìm cách nào để thoát ra được.

Hơn 3 năm làm dâu, trải qua 3 cái Tết với mẹ chồng, chưa năm nào tôi được cảm nhận trọn vẹn hương vị hạnh phúc của ngày Tết. Bởi 2 năm đầu, tôi không được về ăn Tết với bố mẹ đẻ.

Năm đầu thì mẹ chồng nói bầu to không đi lại xa (khoảng 200 cây số); năm thứ hai bà lại viện lý do con còn nhỏ dù lúc đó, bé nhà tôi đã gần 1 tuổi. Đến năm nay, không thể gàn được, mẹ chồng đành miễn cưỡng cho chúng tôi lên Tết ngoại nhưng mãi mùng 4 mới cho đi.

Tôi từ lúc sinh con, chưa đi làm lại nên xin mẹ chồng ở ngoại chơi đến Rằm tháng Giêng thì hai mẹ con về. Chồng tôi về trước đi làm như bình thường. Tính là vậy nhưng khi lên trên này, trời lạnh khiến bé nhà tôi bị viêm phổi, phải nằm viện 1 tuần. Hiện tại con đã được xuất viện nhưng vẫn phải theo dõi thêm ở nhà.

Con ốm, tôi chăm con đã rất mệt, vậy mà ngày nào mẹ chồng cũng gọi điện lên trách móc. Bà đổ lỗi tại tôi nhất quyết đòi đi ngoại nên cháu bà mới khổ như vậy. Cứ để ở nhà với bà thì chẳng có vấn đề gì.

Rồi ngay cả lúc con tôi vẫn đang nằm viện, mẹ chồng cũng giục chuyển bé về dưới xuôi để điều trị. Tôi không làm theo liền bị bà mắng.

Trước hôm Rằm tháng Giêng, tôi gọi điện về nhờ mẹ chồng làm mâm cỗ cúng giúp, mẹ con tôi xin ở thêm, đợi con khỏi hẳn thì về. Nào ngờ, mẹ chồng liền “chốt” một câu khiến tôi nghẹn đắng:

“Thôi chị không phải về nữa. Cứ ở trên đó luôn đi. Người ta bảo ‘cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng’, vậy mà chị nói không về. Chị nói thế mà nghe được à. Ngay ngày mai, tôi sẽ yêu cầu thằng Hùng đóng gói quần áo gửi trả chị kèm lá đơn ly hôn. Cái nhà này không muốn chứa chấp chị thêm một ngày nào nữa”.

Chồng tôi nói mẹ giận nên nói vậy, tôi đưa con về xin lỗi bà là xong. Thế nhưng, chính bản thân tôi lại muốn ở lại với bố mẹ đẻ, không về ngôi nhà đó nữa. Tôi không muốn phải tiếp tục nhìn sắc mặt mẹ chồng để sống nữa. Tôi nên làm thế nào bây giờ đây?

Tin mới cập nhật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.